Trộn tạp chất với hồ tiêu, lấy bột than tre làm thuốc chữa ung thư, thực phẩm ’ngậm’ hóa chất… đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và quan trọng hơn là mất dần niềm tin của người dân về thực phẩm an toàn. Việc ngăn chặn thực phẩm bẩn bằng cách truy xuất nguồn gốc trước khi mua sẽ góp phần cần thiết hơn bao giờ hết.
Thời gian qua, thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển khá mạnh, với hàng nghìn loại mẫu mã sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, theo phản ánh của bạn đọc, do nguồn lợi nhuận đem lại quá lớn, trong khi công tác quản lý TPCN còn nhiều bất cập, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh TPCN thực hiện quảng cáo về sản phẩm sai sự thật, không chỉ gây mất lòng tin, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã hậu kiểm gần 159.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, phát hiện 31.138 cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 19,3 tỉ đồng. Thực tế đó cho thấy, phương thức quản lý tập trung hậu kiểm, giảm tối đa tiền kiểm bước đầu có hiệu quả
Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; theo đó, đề xuất cắt giảm 1.151/1.680 điều kiện đầu tư, kinh doanh và 168/338 thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, bệnh viện và người bệnh cho rằng, vẫn còn không ít quy định cản trở việc kinh doanh thuốc chữa bệnh, khiến người bệnh khó tiếp cận với dịch vụ này tại cơ sở y tế.
Tình trạng sử dụng nguyên liệu kém chất lượng hoặc những chất không được phép dùng trong thực phẩm đã tồn tại nhiều năm nay, gây khó cho cơ quan quản lý
Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận theo hướng đơn giản, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu phục vụ doanh nghiệp. Đến nay, chúng ta đã cắt giảm được hơn 5.000 thủ tục hành chính về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành; góp phần tiết giảm hàng nghìn tỷ đồng và hàng vạn ngày công lao động.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNN) vừa công bố kết quả xếp hạng 63 tỉnh, thành phố về công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản năm 2017. Theo đó, chỉ có 13 tỉnh, thành phố được xếp vào nhóm địa phương “triển khai tốt”, còn lại 50 tỉnh, thành phố xếp vào nhóm “đạt yêu cầu”, không có địa phương nào nằm trong nhóm triển khai “còn hạn chế”.
Thay vì phải công bố và dán nhãn hợp quy CR lên các sản phẩm quần áo bán ra thị trường từ 1-5, các doanh nghiệp may mặc được dời thời gian thực hiện đến 1-1-2019.
Bộ trưởng Công thương vừa phê duyệt Phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công thương năm 2018. Trong đó, thêm nhiều thủ tục được đơn giản, nhiều quy định được bãi bỏ, giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục nhằm tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.